Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

‼ 10 BÍ MẬT CỦA LÒNG TỰ TRỌNG

   ►Cho đến khi hiểu chính xác về LÒNG TỰ TRỌNG, Cá mới giật mình ngậm ngùi nhìn về. Những điều trước kia Cá cho là đúng và phải làm đều là những hành vi huyễn hoặc bản thân kém tự trọng.          

☻ Điều đáng sợ là hầu hết ai cũng mắc phải những lỗi lầm này vì lầm tưởng chúng chính là tự trọng. Cá đã ghi chép lại 10 sự thật về LÒNG TỰ TRỌNG và sẽ chia sẻ cho các bạn ngay bây giờ.


1. TỰ TRỌNG TRÁI NGHĨA TỰ CAO.

          Hầu hết chúng ta ai cũng có cái tôi, lớn hay nhỏ thì còn tuỳ người song ai cũng chắc chắn có cái tôi bên trong mình. Cái tôi càng lớn thì càng dễ cảm thấy bị tấn công. 
          
          Người sở hữu cái tôi lớn ( lòng tự cao ngất ngưỡng ) rất quan trọng hình ảnh của mình trong mắt người khác. Thường tự tôn bản thân lên quá so với thực tế. Hay nóng giận và tranh đua. Đặc biệt là rất dễ chìm trong cảm giác bị xúc phạm.



         
           Người tự trọng cao thì ngược lại, họ rất quan tâm đến những suy nghĩ về bản thân. Không dễ bị người khác tác động hay gieo những cảm xúc tiêu cực. 
        
           Họ giành những suy nghĩ tốt đẹp, những lời nói tích cực cho chính bản thân và còn thường xuyên lan toả những điều tích cực ấy đến mọi người xung quanh. Không dễ cáu gắt, rất ôn hoà và điềm đạm.


2. TỰ TRỌNG KHÁC TỰ TIN. 

          Người tự tin có thể không tự trọng. Bạn có thể toả sáng trước đám đông với dáng vẻ tự tin đi kèm những lời chửi rủa xối xả ném vào mặt người đang xúc phạm bạn. Rõ ràng tự tin và tự trọng là khác nhau, đừng đánh đồng chúng.

          


           Người tự trọng đương nhiên là tự tin, họ hiểu rất rõ họ là ai, có ưu khuyết gì và nhận thức rõ bản thân đang làm gì. Tất nhiên họ biết họ có thể làm được gì và tự tin bản thân làm được cũng là điều đương nhiên. 

3. TỰ TRỌNG PHẢI RÈN LUYỆN.
     

          Một đứa trẻ mới sinh ra không có sẵn lòng tự trọng. Môi trường sống và giáo dục ảnh hưởng mạnh mẽ đến tự trọng của trẻ. Ảnh hưởng theo cách nào thì tuỳ vào thiên hướng và bộ lọc thông tin của chúng. 





    
          Chúng ta vẫn học từ môi trường sống mỗi ngày, việc ý thức chọn lọc thông tin đầu vào cho chính mình cực kỳ quan trọng. Xử lý những lời chúng ta tự nói với bản thân cũng tương tự, nó đều tác động trực tiếp đến lòng tự trọng của chúng ta.

4. TỰ TRỌNG SẴN SÀNG CHỊU TRÁCH NHIỆM.
        
           Nhiều người trong chúng ta nghĩ khi có vấn đề xảy đến, người sai là người đứng ra chịu trách nhiệm. Đúng vậy, tất nhiên người sai là người chịu và ai là người sai mới là câu hỏi khó ở đây. 

          Thực tế thì khi có biến, tất cả những người có liên quan đều cùng lựa chọn cái kết quả ấy và để chúng xảy ra do đó ai cũng có trách nhiệm. Người kém tự trọng sợ bị người khác đánh giá sai lầm của họ. Họ sẽ tìm cách đổ lỗi cho người khác nhằm bảo vệ danh dự cá nhân.




          Người tự trọng luôn chủ động nhận trách nhiệm bởi vì với họ người khác nghĩ gì không quan trọng bằng những gì họ nghĩ và tự hào về chính bản thân họ.

5. TỰ TRỌNG KHÔNG MÀNG TƯ LỢI.

          Đừng lầm tưởng chúng ta phải được lợi XYZ xứng đáng với công ta bỏ ra, đòi cho được công bằng là tự trọng. Đó thật ra là tự ái, chú trong danh lợi cá nhân hơn cả những cảm xúc tốt đẹp chúng ta tự dành cho bản thân.




          Người tự trọng chọn làm những việc mình thích và đam mê, hoặc ít ra cũng phải có hứng thú. Làm việc vì những giá trị mình tạo ra, vì những trãi nghiệm mình nhận được chứ không phải vì những gì mình nhận lại. 


6. TỰ TRỌNG TẬP TRUNG VÀO SỰ ĐÚNG ĐẮN.

          Con người vốn là sinh vật phụ thuộc vào cảm xúc, sẽ có đôi lúc những người xung quanh chúng ta hành xử rất khó coi, tệ nhất là ham hại chúng ta. Bảo vệ bản thân là việc nên làm. 

          Người kém tự trọng sẽ chọn những hành vi bạo lực, xúc phạm nặng nề nhằm trả đũa và đe doạ đối phương gây hại mình. Thật ra khi chúng ta làm vậy, người tổn thương trước hết là chính mình, các bạn có nhận thấy điều đó không? Cùng ngẫm lại nào, chẳng phải trước khi xúc phạm người khác, bạn cũng tự nói với chính mình những lời lẻ vô cùng cay nghiệt để tạo ra thứ cảm xúc tiêu cực thúc đẩy những hành vi trái đạo đức sao?





          Người tự trọng sẽ không chọn những hành vi trả đũa để giải quyết vấn đề, cũng không hề có suy nghĩ tiêu cực,  thay vào đó sẽ thể hiện thiện chí giúp đối phương bình tĩnh trở lại, tích cực dần lên và tự ý thức sửa sai sau đó. 

7. TỰ TRỌNG KHIÊM TỐN HỌC HỎI.

          Bạn có từng nghĩ xem trọng bản thân là tự hiểu mình hơn người khác không? Suy nghĩ này cũng hữu ích bởi vì nó thúc đẩy chúng ta luôn tiên phong và dẫn đầu. Song lại hạn chế việc tiếp nhận thêm kiến thức bên ngoài. 





          Người tự trọng luôn ý thức rằng bản thân không biết tất cả mọi thứ và bất kỳ ai, bất kể nơi nào họ đi qua cũng chứa những trãi nghiệm và bài học đáng quý. Họ học từ tất cả mọi thứ và trân trọng kinh nghiệm của mọi người xung quanh nhằm khuyến khích những người đó chia sẻ bài học cho mình. 

          Một lần nữa, người tự trọng không để tâm mọi người nghĩ gì về họ, họ chỉ quan tâm đến những trãi nghiệm và sự phát triễn của chính bản thân mình. 


8. TỰ TRỌNG CHẤP NHẬN THỰC TẾ.

          Người kém tự trọng cũng thực tế, có điều họ khó chấp nhận thực tế đó. Họ thường trốn tránh và che đậy sự thật để có cảm giác tốt đẹp về bản thân.





          Người tự trọng lại rất giỏi chấp nhận sự thật, thừa nhận sai lầm cũng như ý thức rõ ràng tình huống đang dần xấu đi, tập trung vào việc giải quyết vấn đề, đương đầu với những thách thức và sửa chữa sai lầm. Tất nhiên họ cũng sẽ rút kinh nghiệm và ngày một tốt hơn.


9. TỰ TRỌNG NHẮM ĐẾN KẾT QUẢ LÂU DÀI. 

          Hành xử nông nổi chỉ thuộc về những người kém tự trọng, động cơ của những hành động ấy nhìn chung đều là muốn thể hiện bản thân và mong chờ sự công nhận từ người khác. Đó là một nhu cầu chính đáng, vậy thay vì trông chờ người khác công nhận, sao chúng ta không tự công nhận nhì? 





          Người tự trọng biết tự ghi nhận những thành công của bản thân, tự tạo động lực cho chính mình chinh phục những mục tiêu lớn. Dĩ nhiên mục tiêu càng lớn thì thời gian đi chinh phục càng lâu và càng gặp nhiều trắc trở hơn. Tuy vậy, bạn biết rõ rằng không gì là không thể nếu chúng ta không bỏ cuộc mà. Cá tin bạn là người tự trọng và bạn có thể. 

10. TỰ TRỌNG DỄ HẠNH PHÚC VÀ THÀNH CÔNG HƠN.

          Với những sự thật về LÒNG TỰ TRỌNG bạn vừa được biết, chắc chắn bạn cũng đã nhận thấy rất rõ điều hiển nhiên này. Hạnh phúc là do mình tự tạo ra, hạnh phúc chỉ đơn giản là một cảm xúc đơn thuần, lựa chọn nó hay không tuỳ vào mỗi người. 

          Với tất cả những cảm giác tốt đẹp về bản thân mà chính những người tự trọng tự ý thức và tạo ra cho bản thân họ, không phụ thuộc vào thế giới khách quan, họ dễ dàng duy trì sự lạc quan và tích cực để chìm ngập trong hạnh phúc. 




          Với tư duy mở rộng, góc nhìn khách quan và thói quen trân trọng những trãi nghiệm, người tự trọng thường sẽ phát triển tư duy vững vàng hơn, có được nhiều bài học kinh nghiệm hơn, dễ dàng cảm thông và trân quý mọi người xung quanh nên được chào đón nhiều hơn dẫn đến sự nghiệp cũng suôn sẻ hơn hẳn. 





           ☻ Những điều trên là định nghĩa chung về LÒNG TỰ TRỌNG mà Cá rút kết được qua thời gian dài vừa nghiên cứu vừa mài giũa bản thân. Còn rất nhiều những bài học Cá vô cùng tâm đắc muốn chia sẻ cho các bạn. Hãy để lại comment của các bạn ngay bên dưới bài viết này để tương tác với Cá. Chúng ta sẽ cùng đồng hành với nhau trong tương lai sắp tới. 

           ☻ Chân thành cảm ơn các bạn đã ủng hộ bài đăng này của Cá. Hãy chia sẻ bài đăng nếu nó có ý nghĩa với các bạn hoặc có thể giúp được cho những người bạn của bạn. Hãy lan toả những điều tích cực rộng khắp. 

 CÁ !






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét